Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức

Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì ? Loài người đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp, và đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4....

Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì ?

Loài người đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp, và đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4. Nhắc lại một chút, cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào đầu thế kỷ 19 bắt nguồn từ nước Anh, với sự xuất hiện của máy hơi nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí, đã tạo nên năng suất lao động gia tăng đột biến, khi sức mạnh của máy móc vượt lên rất nhiều so với sức mạnh của con người.

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là sự xuất hiện của dầu mỏ,động cơ đốt trong và điện, bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, tiếp tục tạo nên sự thay đổi rất lớn trong việc tăng năng suất lao động và giảm phụ thuộc vào con người.

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ năm 1969, với công nghệ điện tử, máy tính và internet . Vào thập niên 1960, chất bán dẫn và các siêu máy tính được xây dựng, đến thập niên 70-80 thì máy tính cá nhân ra đời và Internet bắt đầu được biết đến nhiều trong thập niên 90..


Liệu thế giới có đang tiến lên cách mạng công nghiệp lần thứ 4?

Năm 2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Đây được gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra ở giai đoạn đầu tiên, là cuộc cách mạng được kỳ vọng làm thay đổi con người. Với robot sở hữu trí thông minh nhân tạo, con người kỳ vọng mọi công việc sẽ được làm thay bởi robot. Ngoài ra là công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ Internet kết nối vạn vật IoT, loài người mong muốn được sống trong một thế giới thông minh và hoàn hảo như trong những bộ phim viễn tưởng.

Viễn cảnh của Cách mạng Công nghiệp 4.0 có vẻ như khá rõ ràng, và sẽ không xảy ra những vụ đình công hay đập phá máy móc như Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất. Trong cuộc cách mạng công nghiệp này, robot sẽ trở thành một con người nhưng hoàn thiện hơn, tức là không bị chi phối bởi cảm xúc hay ốm đau, mà đơn giản là được nạp đầy năng lượng, hoạt động liên tục, bảo trì bảo dưỡng để giảm lỗi và thay thế những bộ phận hỏng hóc. Một trí thông minh nhân tạo sẽ được tạo ra để đảm bảo robot có thể học hỏi được và tự nâng cấp mình trong quá trình hoạt động.

Câu hỏi đặt ra : Bạn biết gì về CMCN 4.0 ?  sẽ thay thế bằng câu hỏi : Bạn làm gì với thông tin CMCN 4.0 này ?
Chúng ta,dân tộc Việt Nam đang đứng tại 1 trong 4 cột mốc quan trọng của nhân loại ,chúng ta sẽ phải làm gì ???

Tại sao những cuộc cách mạng sản xuất này tạo ra sự phát triển lớn trong nền kinh tế? 

Vì chúng đã cải thiện năng suất lao động một cách mạnh mẽ. Vấn đề khá đơn giản: để phát triển, bạn cần phải sản xuất nhiều hơn, đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế. Cần có nhiều lao động hơn, nhiều vốn hơn hoặc năng suất cao hơn. Mỗi lần như thế, năng suất được đẩy mạnh.Cách mạnh công nghiệp lần 3 diễn ra ta hy vọng nó sẽ tạo ra tăng trưởng. ví dụ : Internet, nó đã thay đổi cuộc sống của chúng ta. Nó tạo nên cuộc cách mạng trong truyền thông, dịch vụ và giải trí. Nhưng nó chưa giúp tăng năng suất nhiều. Thực ra, điều ngạc nhiên đó là năng suất đang giảm, bất kể tất cả các nỗ lực cải tiến này. Hãy tưởng tượng - ngồi văn phòng, lướt Facebook, xem video trên Youtube, chúng làm ta kém năng suất hơn.

Bạn đã từng thấy những con robot trong công nghiệp chưa? 

Chúng có kích cỡ tương đương người,Chúng hỗ trợ con người sản xuất, và chúng có thể được lập trình để thực hiện nhiều công việc phức tạp khác nhau. Trong các nhà máy hiện nay, chỉ có 8% khâu sản xuất được tự động hoá, Công việc càng ít phức tạp, chúng càng lặp lại lặp lại. Trong 10 năm tới, sẽ là 25%. Điều đó có nghĩa, tới năm 2025, các robot tiên tiến sẽ thay thế công nhân, và sẽ cải thiện 20% năng suất, sản xuất nhiều hơn 20% lượng sản phẩm, và làm kinh tế tăng trưởng thêm 20% . Đó là tăng trưởng thực sự.

Nguy cơ phá vỡ thị trường lao động

Với sự tác động của CMCN 4.0, các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ buộc phải thay đổi lợi thế cạnh tranh. Từ năm 2020 trở đi, chúng ta không cạnh tranh với các quốc gia như Trung Quốc, Băng-la-đét, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ hay Mê-xi-cô mà là với những công ty tự động hóa của Mỹ hay Nhật Bản.
Trong lịch sử, các cuộc cách mạng công nghiệp đều đi kèm với những hệ lụy như bất công gia tăng kéo theo hàng loạt những chuyển dịch lớn về chính trị cũng như thể chế. Chẳng hạn, cách mạng công nghiệp châu Âu hồi thế kỷ 19 đã dẫn tới sự phân cực giàu nghèo và ngay sau đó là 100 năm đầy biến động, bao gồm cả sự lan tỏa của chủ nghĩa dân chủ, quyền lợi công đoàn hay những thay đổi về luật thuế cũng như an sinh xã hội. Diễn đàn Kinh tế Davos năm ngoái đã dự đoán, CMCN 4.0 diễn ra sẽ khiến 7 triệu việc làm trước đây biến mất và 2 triệu việc làm mới được tạo ra.
Cuộc cạnh tranh với những rô-bốt

Với khoảng 60% dân số trong độ tuổi lao động, Việt Nam còn ở thời kỳ dân số vàng trong ít nhất 20 năm nữa. Tuy nhiên, do nguồn nhân lực có sự thiếu hụt trầm trọng lao động có trình độ tay nghề cao và công nhân kỹ thuật lành nghề khiến cho chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 nước (WB, 2014). Hiện có khoảng 52% dân số Việt Nam sử dụng Internet, dự báo đến năm 2020 sẽ có khoảng 1 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây là những nền tảng và lợi thế rất quan trọng mà nhiều tập đoàn công nghệ cao như Fujitsu, Intel, Samsung, Siemens, Acatel... đang tranh thủ để mở rộng đầu tư vào Việt Nam.

Năm 2016, lần đầu tiên Việt Nam có hơn 110 nghìn DN thành lập trong một năm, bình quân một giờ đồng hồ có 12 DN mới ra đời. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 có hơn 1 triệu DN, hỗ trợ khoảng 600 DN với 2.000 dự án trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo để thúc đẩy các DN tiếp cận với công nghệ mới. Đồng thời, việc đàm phán hoặc ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hy vọng đem lại những cơ hội việc làm mới. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành thâm dụng lao động giá rẻ.

Và đây chính là lúc công việc của chúng ta trong tương lai sẽ thay đổi.

Thách thức lớn nhất của mỗi cá nhân là vượt qua chính mình, vượt qua tâm lý tư duy phát triển tự hài lòng của người tiểu nông, không dám chấp nhận mạo hiểm để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Cần chủ động đưa tư duy của mình thoát khỏi lối mòn với những ý tưởng, những hệ thống thậm chí chưa bao giờ nghĩ tới. Xét đến cùng nếu không muốn bị lệ thuộc vào những quốc gia đi trước thì mỗi cá nhân, DN hay rộng hơn là đất nước, đều cần phải liên tục đổi mới để sinh tồn.

2 comments:

Powered by Blogger.